Hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên Kim_Nhật_Thành

Trở về Triều Tiên

Kim Il-sung (giữa) và Kim Tu-bong (thứ hai từ phải sang) tại cuộc họp chung của Đảng Nhân dân mới và Đảng Lao động Bắc Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, ngày 28 tháng 8 năm 1946.

Tháng 9 năm 1945, Kim trở về Triều Tiên cùng với quân đội Xô viết tiến vào để giải giới quân Nhật. Là một đảng viên Cộng sản Trung Quốc, lại là sĩ quan Hồng quân Liên Xô, Kim được các lãnh đạo Liên Xô xem là ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo một chính phủ Triều Tiên của những người Cộng sản. Đảng Cộng sản Triều Tiên từng được thành lập vào năm 1925, nhưng sau đó nhanh chóng tan đàn xẻ nghé do mâu thuẫn nội bộ. Bấy giờ, trụ sở chính của Đảng lại nằm ở Seoul, trong vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ ở phía Nam. Với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Kim vượt lên khỏi vị thế của lãnh tụ phe dân tộc chủ nghĩa là Cho Man-sik lẫn lãnh tụ của Đảng cộng sản Bắc Triều Tiên là Hyun Joon-hyuk, cũng như nhờ vào sự ủng hộ của người dân Triều Tiên đã ủng hộ cuộc chiến của ông chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản. Ông trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Triều Tiên ở Địa khu Bắc Triều Tiên với vai trò Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản ở Bắc Triều Tiên. Khi đó, Kim mới vừa 33 tuổi.

Trong một hội nghị từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 8 năm 1946, một cuộc sáp nhập Văn phòng Bắc Triều Tiên của Đảng Cộng sản Triều TiênĐảng Tân Nhân dân để thành lập Đảng Lao động Triều Tiên[26][27][28]. Kim Tu-bong, lãnh đạo của Đảng Tân nhân dân, đã được bầu làm chủ tịch đảng. Phó chủ tịch đảng là Chu Nyong-ha và Kim Nhật Thành.[29]

Một trong những thành công có ảnh hưởng lâu dài nhất của ông là việc thành lập một đội quân chuyên nghiệp, Quân đội Nhân dân Triều Tiên (NKPA), với lực lượng nòng cốt là du kích và những người lính trước đây đã có được kinh nghiệm trận mạc trong những trận chiến đấu chống lại quân Nhật và sau này là quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng. Từ vị thế này, sử dụng các khí tài do Liên Xô viện trợ, Kim đã xây dựng một lực lượng quân đội lớn, thành thạo chiến tranh quy ước và chiến tranh du kích. Trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Joseph Stalin đã trang bị cho NKPA các xe tăng hạng trung T-34, xe tải, trọng pháo, và những vũ khí hạng nhẹ (vào thời điểm này, Quân đội Nam Triều Tiên kém hơn nhiều về số lượng quân đội lẫn trang bị). Kim cũng thành lập lực lượng không quân, được trang bị sơ bộ với những máy bay chạy bằng cánh quạt cũ thu được của Nhật và máy bay tiêm kích của Liên Xô. Sau đó, những ứng cử viên phi công Triều Tiên được gửi đến Liên Xô và Trung Quốc để luyện tập trong chiếc máy bay phản lực MiG-15 tại các căn cứ bí mật.

Ngày 9 tháng 9 năm 1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tuyên bố thành lập. Kim trở thành Ủy viên trưởng Đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đồng thời giữ chức Thủ tướng. Ngày 30 tháng 6 năm 1949, Đảng Lao động Bắc Triều Tiên trở thành Đảng Lao động Triều Tiên và Kim trở thành Tổng Bí thư của đảng cho đến khi qua đời.

Phát động chiến tranh

Chân dung Kim Nhật Thành năm 1950

Phía nam Triều Tiên do Mỹ chiếm đóng đoạt lại quyền lực từ những "Ủy ban Nhân dân" được điều hành theo từng địa phương và đã thiết lập lại nhiều chủ đất và cảnh sát cũ, những người đã nắm quyền khi Triều Tiên còn dưới sự đô hộ của Nhật Bản. Những động thái này gặp phải sự chống đối nặng nề và sự phản kháng công khai ở một số phần của Nam Triều Tiên như các đảo ở phía Nam[30].

Sau một số vụ đụng độ ở biên giới (được cho là xuất phát từ lệnh của Mỹ), dường như cuộc chiến là không thể tránh khỏi. Quân đội Nhân dân Triều Tiên tràn qua biên giới vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 với dự định thống nhất đất nước. Những nhân chứng ghi chép rằng công cuộc tái thống nhất đất nước của phía Bắc đã nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân ở phía Nam[30]. Các tài liệu lưu trữ cho thấy[31][32][33]. Quyết định tấn công phía Nam là một quyết định của chính Kim chứ không phải ý muốn từ Liên Xô, chủ nghĩa dân tộc thôi thúc ông phi thống nhất đất nước. Những bằng chứng cho thấy những điệp viên Liên Xô, thông qua những nguồn tình báo ở chính phủ Mỹ và SIS của Anh, đã thu được những thông tin về hạn chế của kho bom nguyên tử của Mỹ cũng như sự cắt giảm chương trình phòng thủ, khiến cho Stalin kết luận rằng chính quyền Truman sẽ không can thiệp vào Triều Tiên.[34]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ ưng thuận một cách miễn cưỡng ý tưởng tái thống nhất Triều Tiên sau khi Kim nói rằng Stalin đã chấp nhận hành động này[31][32][33], và không cung cấp hỗ trợ quân sự trực tiếp (chỉ qua các kênh hậu cần) cho đến khi quân đội nhân danh Liên Hiệp Quốc, đa số là thành phần quân Mỹ, gần tiến đến sông Áp Lục vào cuối năm 1950. Lực lượng Triều Tiên đã chiếm được Seoul và phần lớn miền Nam, nhưng bị đánh bật lại ngay sau cuộc đổ bộ lên Inchon của lực lượng Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ lãnh đạo. Đến tháng 10, lực lượng Mỹ đã tái chiếm Seoul và vào ngày 19 tháng 10 chiếm được Bình Nhưỡng, buộc Kim và chính quyền của ông phải chạy sang Trung Quốc.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1950, sau khi gửi nhiều cảnh báo can thiệp nếu lực lượng Liên Hiệp Quốc không dừng cuộc tiến quân, hàng chục vạn quân Trung Quốc vượt sông Áp Lục và tham chiến như đồng minh của NKPA. Quân đội Liên Hiệp Quốc bị buộc phải rút ra và quân đội Trung Quốc tái chiếm được Bình Nhưỡng vào tháng 12 và Seoul vào tháng 1 năm 1951. Vào tháng 3, lực lượng Liên Hiệp Quốc và Mỹ bắt đầu một cuộc tấn công mới, chiếm lại Seoul. Các tài liệu của Trung Quốc và Nga từ thời điểm đó cho rằng Kim Nhật Thành ngày càng tuyệt vọng trong việc thiết lập một thỏa thuận ngừng bắn, vì khả năng chiến đấu tiếp theo sẽ thống nhất thành công Triều Tiên đã trở nên xa vời hơn với sự hiện diện của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ. Kim cũng phẫn nộ khi người Trung Quốc tiếp quản phần lớn cuộc chiến đấu ở đất nước ông ta, với lực lượng Trung Quốc đóng tại trung tâm của tiền tuyến, và quân đội Nhân dân Triều Tiên hầu hết bị giới hạn ở sườn bên bờ của mặt trận.

Sau hàng loạt các cuộc tấn công và phản công của cả hai phía, tiếp theo là giai đoạn đánh du kích với chiến tranh đường hầm chiến thuật quy mô lớn, mặt trận đã ổn định cùng với những gì cuối cùng trở thành "Đường đình chiến" vĩnh viễn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bị tàn phá nặng nề bởi bom Mỹ, chỉ còn vài căn nhà còn đứng vững. Khoảng 1,5 - 3 triệu người Triều Tiên bị chết trong chiến tranh, và một danh sách dài các tội ác chiến tranh của các bên tham chiến đã được ghi nhận, bao gồm cả việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí sinh học như lan truyền bệnh dịch tảdịch hạch, và những cuộc tàn sát cư dân địa phương bị cho là ủng hộ đối phương.[35][36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kim_Nhật_Thành //nla.gov.au/anbd.aut-an35270735 http://nk.chosun.com/english/database/database.htm... http://books.google.com/books?id=k9hmAAAAMAAJ http://www.iie.com/publications/wp/99-2.pdf http://bbs.keyhole.com/ubb/showthreaded.php?Cat=&N... http://www.korea-dpr.com/lib/202.pdf http://www.korea-dpr.com/library/202.pdf http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1728-... http://www.youtube.com/watch?v=5zYsUqAYg6c http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&...